Trong ngành kiến trúc và nội thất hiện đại, khái niệm “thông sàn” đang trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về tính tiện ích trong không gian sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn lẫm với cụm từ thông sàn. Hoặc chưa hiểu rõ về thông sàn là gì và tại sao nó lại thu hút đến vậy.
Sau đây, Sàn Gỗ Á Châu sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu và khám phá khái niệm thông sàn, những ưu điểm của kiểu thiết kế này mang lại, cũng như những nguyên tắc cần lưu ý để tận dụng thông sàn một cách hiệu quả trong không gian sống. Hãy cùng bắt đầu nhé!
Thông sàn là gì?
Tạo ra không gian rộng lớn, tràn ngập ánh sáng tự nhiên trong ngôi nhà là mục tiêu của việc thiết kế thông sàn. Đây là một phương pháp tối ưu để tận dụng không gian trống trong căn nhà. Tương tự như việc sử dụng giếng trời để tạo sự thông thoáng giữa các tầng.
Tính linh hoạt của thiết kế thông sàn không yêu cầu phải có khoảng không từ tầng một lên đến mái như giếng trời. Thực tế, thông tầng có thể kết nối các tầng với nhau một cách linh hoạt. Ví dụ như giữa tầng một và tầng hai, tầng hai và tầng ba, hoặc thậm chí là tầng mái.
Các kiểu thông sàn được ứng dụng phổ biến là gì?
Tính đa dạng trong việc áp dụng các kiểu thông sàn đã trở thành một xu hướng phổ biến trong thiết kế không gian sống hiện nay. Có những phân loại cụ thể cho các kiểu thông sàn đang được ứng dụng phổ biến:
Thông sàn giữa nhà
Đây là sự lựa chọn phù hợp với các căn nhà có chiều dài lớn nhưng lại hạn chế về chiều ngang. Thiết kế thông tầng tại vị trí này giúp tối ưu hóa nguồn ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng và không khí từ thông tầng lan tỏa, tạo ra không gian rộng lớn cho xung quanh.
Ngoài ra, việc đặt thông tầng ở trung tâm còn giúp tiết kiệm diện tích. Mang đến cảm giác không gian mở. Đặc biệt, trong căn nhà ống, thông tầng ở vị trí này cũng có thể tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa phòng khách và bếp, giống như một bức vách.
Thông sàn trong phòng khách
Việc đặt thông tầng tại khu vực phòng khách cũng là một lựa chọn hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng. Cách thiết kế này giúp phòng khách trở nên rộng rãi, ấn tượng hơn. Với không gian mở và chiều cao tăng lên, việc kết hợp với tranh ảnh hoặc đèn chùm sẽ tạo nên không gian sống hấp dẫn.
Các thiết kế thông sàn khác
Ngoài hai mô hình thông sàn phổ biến đã đề cập, bạn cũng có thể áp dụng nhiều kiểu thông tầng khác để tạo nên sự độc đáo. Thiết kế thông tầng ở cầu thang, trong phòng ngủ, nhà tắm, sảnh hoặc khu vực cuối nhà… Tất cả đều là những sự lựa chọn đáng xem xét để làm mới không gian sống.
Ưu điểm của nhà thông sàn là gì?
Nhà thông sàn đang trở thành lựa chọn hàng đầu bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại:
Tạo cảm giác mở rộng không gian
Đa số các căn nhà ống hiện nay được thiết kế để để lại một phần diện tích mở khoảng từ 1m đến 2m để tạo ra sự lưu thông không khí. Đặc biệt đối với các căn nhà có diện tích khiêm tốn. Việc tạo ra khoảng trống thông tầng sẽ tạo cảm giác không gian nhà cao và rộng hơn.
Với những căn nhà có chiều dài chỉ khoảng 20m2, rất nhiều chuyên gia thiết kế khuyến khích gia chủ để lại từ 2 đến 3 khoảng thông tầng. Những không gian thông tầng này được phân bố khắp từ phía trước, giữa và khu vực cuối của căn nhà, hoạt động như những “giếng trời” mang lại ánh sáng và không khí tự nhiên.
Tạo vách ngăn
Thiết kế thông tầng ở trung tâm nhà tạo ra vách ngăn hữu ích giữa phòng khách và phòng bếp. Giải quyết vấn đề diện tích một cách thông minh. So với các vách ngăn truyền thống, vách ngăn hờ từ thông tầng không chỉ mở rộng không gian mà còn tạo cảm giác thông thoáng. Đồng thời, nó còn giúp chiếu sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong nhà.
Nếu thông tầng được đặt cuối nhà, vẫn đem đến sự thông thoáng cho không gian bếp và phòng ăn. Dù diện tích có hạn, việc dành một phần để làm thông tầng vẫn mang lại lợi ích lớn. Bạn sẽ thấy phòng ăn và bếp trở nên rạng rỡ, thoải mái hơn mà không cần phải lo lắng về mùi hôi khi nấu nướng.
Đem lại góc quan sát rộng
Nhà thông sàn còn giúp mở rộng góc nhìn của ngôi nhà. Thiết kế này có thể tạo điểm nhấn đặc biệt cho căn nhà. Nó không chỉ là khu vực di chuyển mà còn là nơi giao tiếp chính trong ngôi nhà.
Sự khác biệt giữa thông sàn và giếng trời là gì?
Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa thông sàn và giếng trời. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt đáng chú ý. Thông tầng không chỉ rộng hơn mà còn không yêu cầu phải thông từ mái nhà xuống tầng 1 một cách trực tiếp, mà chỉ cần thông giữa 2-3 tầng của ngôi nhà với nhau. Còn giếng trời là dạng thiết kế được thông từ tầng 1 lên trực tiếp mái nhà.
>>>>Xem thêm: Phong cách Gothic là gì?
Thiết kế nhà thông sàn phổ biến hiện nay
Khi đã hiểu về khái niệm thông tầng và lợi ích của việc áp dụng vách ngăn thông tầng, bạn sẽ phấn khích với kiểu thiết kế này. Dưới đây là một số loại bất động sản thường sử dụng thiết kế thông tầng:
Căn hộ thông sàn là gì?
Đây là dạng căn hộ thiết kế với ít nhất 2 tầng thông nhau và có cầu thang ngay bên trong căn hộ. Tạo cảm giác giống như một căn nhà 2 tầng. Các thiết kế căn hộ thông tầng đẹp thường sử dụng kính cường lực để mở rộng không gian, tận dụng ánh sáng tự nhiên và tối ưu hóa góc nhìn.
Khoảng cách giữa sàn và trần trong căn hộ thông tầng thường từ 4,2m – 4,8m. Diện tích của căn hộ thông tầng thường lớn, từ 80m2 trở lên. Tùy thuộc vào thiết kế và mục đích sử dụng, có nhiều loại căn hộ thông tầng như:
- Penthouse: Căn hộ thông tầng nằm trên cùng của tòa nhà chung cư.
- Duplex: Căn hộ thông tầng nằm ở các tầng giữa của tòa chung cư. Thiết kế với các bức tường chia cách các khu vực chức năng. Giới hạn không gian và không thể nhìn thấy tầng dưới.
- Lofthouse: Căn hộ thông tầng nằm ở các tầng giữa hoặc trên cùng của tòa chung cư. Khu vực tầng trên của lofthouse thường là không gian mở liên kết và có thể nhìn thấy tầng dưới.
Biệt thự thông tầng
Biệt thự thông tầng được thiết kế với không gian rộng lớn bên trong nhằm tạo sự thông thoáng. Làm cho không gian sống trở nên cao, sáng và thoải mái hơn. Đây là xu hướng thiết kế rất phổ biến và được ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Thông thường, thiết kế thông tầng thường áp dụng tại khu vực phòng khách của biệt thự. Để tăng thêm vẻ ấn tượng cho không gian, nâng cao giá trị thẩm mỹ. Đồng thời khẳng định vị thế sang trọng, cao cấp của loại hình bất động sản đắt đỏ này.
Nhà ống thông tầng
Nhà ống thông tầng là một dạng kiến trúc phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Với việc thiết kế không gian trống giúp các tầng của căn nhà được thông thoáng. Điều này tạo ra cảm giác không gian sâu hơn và rộng rãi hơn bên trong ngôi nhà.
Yêu cầu đối với lỗ thông sàn là gì?
Lỗ thông sàn trong căn nhà giống như những khe hở, tạo ánh sáng và không khí tự nhiên. Số lượng lỗ thông tầng sẽ thay đổi theo diện tích, đặc biệt là chiều dài của ngôi nhà. Thông thường, những ngôi nhà có chiều sâu trên 10m thì thường áp dụng lỗ thông tầng. Đối với những ngôi nhà lớn hơn 20m, có thể bố trí từ hai đến ba lỗ thông tầng.
Lỗ thông tầng còn ảnh hưởng đến phong thủy và vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà. Vị trí của lỗ thông tầng, có thể là giữa nhà, phía cuối, phòng khách hoặc gần cầu thang, sẽ đem lại ý nghĩa và tác động khác nhau.
Đặt lỗ thông tầng gần vách tường nhà, tránh thiết kế thẳng đứng giống như giếng trời. Giúp giảm âm thanh vọng về mức độ lớn. Nếu thiết kế lỗ thông tầng giống giếng trời, nên có mái che để tránh nước mưa rơi vào nhà.
Thiết kế lan can, hoa sắt cho lối đi, cửa sổ và cầu thang gần lỗ thông tầng đảm bảo an toàn về chiều cao cũng như khoảng cách an toàn giữa các khe hở trên ban công.
Nguyên tắc trong thiết kế nhà sàn là gì?
Không phải mọi căn nhà đều phù hợp với kiểu thiết kế thông sàn. Chỉ những ngôi nhà có 2 tầng trở lên và chiều sâu từ 20 mét trở lên mới thực sự phù hợp với kiến trúc này. Việc tính toán tỉ mỉ khoảng không cho lỗ thông tầng rất quan trọng. Nhằm đảm bảo sự cân đối và hài hòa cho ngôi nhà.
Thiết kế lỗ thông tầng xuyên thẳng từ trên xuống có thể làm cho âm thanh trong nhà trở nên vang và rõ ràng. Cần tạo các bức tường nhám, xù xì trong lỗ thông tầng để hấp thụ âm thanh. Và sử dụng vật liệu sơn gai, gạch thẻ hoặc gạch trần để giảm tiếng ồn.
Hệ thống hành lang, cửa sổ hoặc lan can gần thông tầng cần được trang bị rào chắn, lan can có độ cao an toàn. Nếu chỉ có lỗ thông giữa 2 tầng từ phòng khách, nên sắp xếp đèn trang trí xung quanh. Để tránh những tình huống nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Thiết kế hệ thống mái che mưa cho nhà thông sàn là cần thiết. Phần mái che cần được thiết kế có độ cao cao hơn mái nhà khoảng 1 mét. Để tạo sự thông thoáng cho không gian.
Việc xem xét yếu tố phong thủy trong thiết kế nhà thông tầng đóng vai trò quan trọng. Giúp tối ưu hóa năng lượng cho ngôi nhà. Phòng ăn nên chọn vật liệu nhẹ nhàng, tạo cảm giác mềm mại. Nhằm tối ưu hóa khả năng thoát nhiệt, tạo cảm giác dễ chịu. Đối với phòng khách thuộc ngũ hành nên trang trí nhà bằng những vật dụng có màu sắc tươi sáng. Trường hợp nhà mặt phố với diện tích hạn chế, không gian thông tầng nên hướng về ngũ hành Thủy (tương sinh Mộc).
Tổng kết
Tính đến thời điểm hiện tại, thông sàn đã trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến trong ngành kiến trúc và nội thất. Không chỉ mang lại sự tiện ích về không gian và ánh sáng, mà còn mở ra nhiều cơ hội sáng tạo trong việc tạo dựng không gian sống tiện nghi. Việc hiểu rõ về thông sàn không chỉ là vấn đề của các chuyên gia kiến trúc mà còn quan trọng đối với người chủ nhà. Nhờ sự hiểu biết này, chúng ta viết cách tận dụng thông sàn để biến không gian sống trở nên tiện nghi và đẹp mắt hơn.