Hướng dẫn quy trình thi công sàn gỗ đúng cách

Posted on Tin tức 79 Views

Quy trình thi công sàn gỗ là một trong những chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong những năm gần đây, sàn gỗ được sử dụng rất phổ biến bởi tính thẩm mỹ cũng như những giá trị mà nó mang lại. Để hoàn thiện một công trình lát sàn gỗ đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mỹ thì việc thi công sàn theo đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thi công sàn gỗ như thế nào? Khi lắp đặt sàn gỗ cần chú ý những gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy trình lát sàn gỗ

Quy trình thi công sàn gỗ là trình tự các bước cần được thực hiện để ốp lát những ván sàn gỗ tạo thành một bề mặt sàn. Bên cạnh việc lựa chọn kiểu dáng sàn gỗ thì quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ cũng vô cùng quan trọng. Để có được một không gian nội thất đẹp, sàn gỗ chắc chắn, đảm bảo được độ ổn định và có tính thẩm mỹ cao thì đòi hỏi quy trình thi công sàn gỗ phải chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật.

Lưu ý trong quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ

Không nên lát sàn gỗ thông phòng và quá sát mép tường

Đây là một trong những lưu ý vô cùng quan trọng khi thi công lắp đặt sàn gỗ. Trong quá trình sử dụng, sàn gỗ thường bị giãn nở dưới sự tác động bởi thời tiết. Chính vì vậy, không nên lát sàn gỗ thông phòng hay quá sát mép tường. Đây là biện pháp thi công sàn gỗ để bù giãn nở. Trong quá trình thi công, cần ngắt mạch hở giữa các phòng.

Ngoài ra, với những mép gỗ của hàng đầu tiên, sát với bề mặt tường. Thợ thi công cần lắp đặt sàn cách mép tường khoảng 10 – 12 mm. Để tạo khoảng cho gỗ giãn nở dưới sự tác động của thời tiết. Nếu sàn gỗ không có khoảng không gian để giãn nở sẽ dẫn đến tình trạng bề mặt sàn bị cong vênh, phồng rộp, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của căn phòng.

Lưu ý trong quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ

Chỉ làm sàn gỗ khi đã lắp xong cửa và sơn tường

Khi chưa lắp đặt xong cửa, bề mặt sàn sẽ chịu những sự tác động từ môi trường bên ngoài. Như ánh nắng chiếu vào, nước mưa bị hắt gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sàn. Chính vì vậy, để đảm bảo nhất, hãy lắp sàn gỗ khi lắp đặt xong hết hệ thống cửa. Ngoài ra, việc lắp đặt sàn gỗ phải là công đoạn cuối cùng sau khi sơn cửa sơn nhà. Để tránh tình trạng rơi rớt sơn trong quá trình thi công, gây vấy bẩn lên sàn. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sàn nhà.

Trong quy trình thi công nên vật liệu phù hợp với sàn gỗ ở mỗi không gian

Đây là một trong những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công lắp đặt. Nhằm giúp đảm bảo được chất lượng bề mặt sàn. Thông thường, với sàn gỗ tự nhiên chúng ta thường dùng lớp lót sàn là xốp nilon tráng bạc hoặc phom cao su non. Với sàn gỗ công nghiệp, chúng ta thường sử dụng phổ biến lớp lót sàn là xốp nilon 3mm. Tuy nhiên, với từng không gian khác nhau, người dùng lại phải lựa chọn những loại vật liệu khác nhau.

Với những không gian như tầng 1 của ngôi nhà, có nguy cơ nồm ẩm cao. Nên sử dụng xốp nilon tráng bạc hay phom cao su non để làm lớp lót. Cho dù sản phẩm mình sử dụng có là ván sàn gỗ công nghiệp. Để đảm bảo chất lượng bề mặt sàn. Ngoài ra, với những không gian mà có bề mặt tường có khả năng bị ẩm cao thì phào chân tường, chúng ta nên sử dụng phào nhựa hoặc phào laminate để chống nước hiệu quả, gia tăng độ bền của sản phẩm,

Kích thước của thanh gỗ cần phù hợp với từng không gian

Sàn gỗ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự rộng thoáng của không gian. Khi lựa chọn sàn gỗ cho những không gian nhỏ hẹp thì nên chọn những loại sàn được ghép từ những tấm ván gỗ nhỏ, có màu sáng giúp “hack” diện tích cho căn phòng. Giúp căn phòng trông rộng rãi hơn. Còn với những không gian có không gian quá rộng. Gia chủ nên lựa chọn những sàn gỗ được ghép từ những miếng ghép to, có màu tối. Để giúp căn phòng trở nên ấm cúng hơn.

Quy trình lắp đặt sàn gỗ cần tiến hành ở môi trường có nhiệt độ tối thiểu 19 độ C, nhiệt độ bề mặt sàn là 16 độ C và độ ẩm trong khoảng 50-70 độ C. Để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt sàn, không nên lưu thông khí trong phòng. Các ván sàn gỗ nên lắp đặt theo chiều của nguồn sáng.

Một đặc trưng của ván sàn gỗ đó là hệ thống sàn nổi nên trong quá trình lắp đặt. Chúng ta không được dán, đóng đinh hay cố định bề mặt sàn bằng bất cứ cách nào. Đặc biệt, đối với dạng phào len chỉ nên gắn trực tiếp vào tường. Không được gắn cố định vào sàn gỗ ngay sau khi đã lát xong.

Ngoài ra, trong quá trình thi công lắp đặt, các miếng sàn gỗ cần phải được đặt đúng vị trí. Không được đặt lệch sẽ làm mất đi sự cố định và tính thẩm mỹ của sàn nhà. Khi lát sàn, tuyệt đối không được dùng búa để đóng trực tiếp lên bề mặt sàn. Chỉ nên sử dụng những miếng gỗ để đệm lót giữa búa và sàn nhà. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sàn.

Hướng dẫn quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên

Hiện nay, có 3 cách lắp đặt sàn gỗ đang rất phổ biến, được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn như sau:

Quy trình thi công sàn gỗ tự nhiên trên bề mặt bê tông

  • Bước 1: Xử lý bề mặt sàn bê tông trước khi lắp đặt sàn gỗ

Đây là bước đầu tiên trong quá trình lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trên bề mặt nền bê tông. Bên thi công cần tiến hành kiểm tra, khảo sát tình trạng bề mặt sàn hiện tại. Sau đó tiến hành đo đạc một cách kỹ lưỡng. Để có thể lên kế hoạch, tính toán khối lượng phù hợp với mặt bằng theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành làm sạch bề mặt bê tông, sử dụng những đồ dùng chuyên dụng để tạo độ phẳng cho bề mặt sàn. Đảm bảo bề mặt sàn không xuất hiện tình trạng lồi lõm gây ảnh hưởng đến quá trình thi công.

các quy trình thi công sàn gỗ

  • Bước 2: Trải foam lên bề mặt sàn bê tông

Sau khi đã làm sạch và tạo độ phẳng cho bề mặt sàn, bên thi công cần tiến hành cán thêm một lớp keo sữa mỏng trực tiếp lên bề mặt sàn. Sau đó tiếp tục trải thêm trên bề mặt sàn một lớp foam. Để giảm ma sát, giảm áp lực va đập giữa bề mặt sàn gỗ và sàn bê tông một cách hiệu quả. Ngoài ra việc này còn giúp cách âm cho sàn nhà một cách tối đa.

  • Bước 3: Tiến hành thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên

Đây là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thi công sàn gỗ tự nhiên. Người thợ sẽ bắt đầu chét trực tiếp một lượng keo dán vừa đủ lên phần mộng âm của tấm ván sàn gỗ tự nhiên rồi nối đến phần mộng dương của tấm sàn gỗ. Sau đó tiến hành dán trực tiếp sàn gỗ xuống bề mặt sàn bê tông theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Trong quá trình dán, các miếng gỗ cần dán so le với nhau để tạo tính thẩm mỹ cho sàn.

Quy trình thi công sàn gỗ tự nhiên trên khung xương gỗ

  • Bước 1: Tiến hành xử lý bề mặt sàn trước khi lắp

Giống như lát sàn gỗ tự nhiên trên bề mặt bê tông, khi lát sàn trên khung xương gỗ, đầu tiên, bên thi công cũng cần kiểm tra tình trạng bề mặt sàn, tiến hành đo đạc một cách cẩn thận, sau đó làm sạch bề mặt sàn, tạo độ phẳng tốt nhất cho bề mặt sàn để khi thi công đạt hiệu quả tối đa.

  • Bước 2: Tiến hành thi công xương gỗ tự nhiên

Việc thi công xương gỗ tự nhiên sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của gia chủ. Để bên thi công xử lý khung xương gỗ phù hợp nhất với yêu cầu của khách. Sau đó, bắt đầu tiến hành khoan bê tông ở những vị trí khung xương đã được lựa chọn. Sau khi khoan bê tông, tiến hành đóng vít nở vào những vị trí vừa khoan. Dùng vít liên kết để kết nối sàn gỗ và sàn bê tông chắc chắn, tạo độ bền cho sàn.

  • Bước 3: Tiến hành lát sàn gỗ tự nhiên trên khung xương

Ở bước này, thợ sẽ bắt đầu tiến hành bắn đinh trực tiếp vào phần dưới của mộng âm. Để tạo được sự kết nối chắc chắn giữa khung xương gỗ và bề mặt sàn gỗ cần lắp đặt. Chúng ta có thể sử dụng thêm một lớp foam hoặc giấy dầu để làm êm sàn gỗ, cách âm và chống ẩm vô cùng hiệu quả.

Lát sàn gỗ tự nhiên trên ván dày 1.2 cm

Cách làm sàn gỗ tự nhiên trên ván dày 1.2cm cũng tương tự như hai cách lát sàn gỗ trên, chỉ khác nhau ở bề mặt thi công. Quy trình thi công sàn gỗ gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Tiến hành xử lý làm sạch và tạo độ phẳng cho bề mặt sàn để khi lát sàn đạt hiệu quả tối đa, đúng kỹ thuật.
  • Bước 2: Tiến hành lát ván ép trực tiếp lên trên bề mặt sàn bê tông, sau đó lấy một lượng foam vừa đủ để trải trực tiếp lên trên bề mặt của ván lót. Tiếp tục sử dụng keo dán để kết nối 2 lớp foam với nhau một cách chắc chắn.
  • Bước 3: Tiến hành lắp đặt sàn gỗ lên ván ép. Sử dụng một lượng keo dán vừa đủ để bôi vào phần mộng âm đến mộng dương của sàn gỗ, sau đó dán trực tiếp lên bề mặt của ván ép để tạo sự chắc chắn, Khi thực hiện cần dán từ trái sang phải, và các miếng gỗ phải được dán so le với nhau.

Hướng dẫn quy trình thi công sàn gỗ công nghiệp

Quy trình thi công sàn gỗ công nghiệp gồm 3 công đoạn chính đó là lắp đặt ván sàn gỗ, kết thúc sàn và lắp đặt phào chân tường. Cách thực hiện từng công đoạn cụ thể như sau:

Lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp

  • Bước 1: Kiểm tra và xử lý bề mặt sàn, đảm bảo bề mặt sàn phải được phẳng phiu, không xuất hiện những tình trạng lồi lõm. Khi bề mặt sàn đã phẳng, tiến hành vệ sinh, làm sạch bề mặt sàn
  • Bước 2: Trải lớp lót sàn. Lớp lót sàn giúp chống ẩm hiệu quả, hạn chế tiếng ồn cho sàn trong quá trình sử dụng. Không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mọi người. Đầu tiên, trải bề mặt có tráng nilon của tấm lót xuống mặt dưới và cách chân tường khoảng 40mm. Dùng băng keo chuyên dụng để dính giữa 2 lớp lót với nhau hoặc đặt chúng chồng mí lên nhau.
  • Bước 3: Tiến hành lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp.

Bắt đầu lát các miếng ván sàn gỗ công nghiệp từ góc trái của sàn nhà. Luôn lát sàn theo chiều của nguồn sáng. Để làm nổi bật được vân gỗ, tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Các mép nối đầu của mỗi thanh gỗ phải được ghép so le với nhau, không ghép ngang bằng.

Khoảng cách giữa mép chân tường với sàn gỗ và khoảng cách giữa các tấm ván sàn gỗ luôn phải được duy trì ở mức 10 mm để ghép mộng cho tấm sàn cuối cùng. Đây cũng là một khoảng cách tiêu chuẩn an toàn để sàn gỗ có thể giãn nở dưới sự tác động của thời tiết.

Kết thúc sàn

Sau khi lát xong tất cả các tấm sàn thì bắt đầu dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng. Khoảng cách giữa tấm ván sàn gỗ cuối cùng và chân tường cần phải được che kín một cách tuyệt đối bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.

quy trình thi công sàn gỗ

Lắp phào chân tường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phào chân tường. Nhưng dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất đó là phào gỗ MDF có phủ vân gỗ. Dùng đinh chuyên dụng, chuyên dùng để đóng phào để cố định vào với phần chân tường. Sau khi xong tất cả các bước trên, bên thi công cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sàn, tra keo silicon vào những khe hở sát với tường và phần khung cửa.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin về quy trình thi công sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên, những lưu ý quan trọng khi thi công lắp đặt sàn gỗ. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm để có thể lắp đặt sàn một cách hiệu quả, đúng kỹ thuật, tạo được tính thẩm mỹ cao. Chúc các bạn thành công.

Sàn gỗ Á Châu là một trong những nhà phân phối, kinh doanh và thi công lắp đặt những loại sàn gỗ uy tín chất lượng trên toàn quốc. Chuyên cung cấp những mặt hàng: sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ ngoài trời, sàn nhựa, tấm ốp trang trí PVC,… và các phụ kiện trang trí ngoại thất khác. Nếu bạn có nhu cầu về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi – đội ngũ nhân viên của Sàn gỗ Á Châu sẽ tư vấn cho bạn một cách chi tiết và tận tình nhất.

Sàn gỗ Á Châu 

0 0 phiếu bầu
Đánh giá
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
hotlineHotline
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo