Một trong những loại gỗ phổ biến và được ưa chuộng nhất trong sản xuất đồ nội thất đó chính là gỗ mun. Loại gỗ này được chia làm khá nhiều loại khác nhau. Việc nhận biết được từng loại gỗ mun là không hề đơn giản. Để giải đáp thắc mắc về gỗ mun có mấy loại. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loại gỗ quý hiếm này.
Gỗ mun là gì?
Đây là gỗ được lấy từ cây mun, là loại gỗ cao cấp được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất. Đồ thủ công mỹ nghệ với mức giá thành phẩm khá cao. Không chỉ tại Việt Nam vào thị trường thế giới loại gỗ này cũng rất được yêu thích.
Gỗ mun có đặc điểm là khối lượng nặng, gỗ chắc chắn vân gỗ đều và đẹp. Ngoài tên gọi gỗ mun thông thường thì gỗ này còn có nhiều tên khác như mun sừng, mun đen, …. Ở giai đoạn trưởng thành cây có thể cao từ 10 đến 15 m đường kính từ 0,3 đến 0,5 m.
Gỗ mun thuộc nhóm mấy
Vì thuộc loại quý hiếm gỗ mun được phân vào nhóm 1. Trong bảng phân loại cái gỗ do bộ Lâm nghiệp ban hành. Chất lượng của loại gỗ này thuộc hàng cao cấp, rất khó bị mối mọt tấn công. Thời gian sử dụng càng dài thì sản phẩm càng bóng đẹp rất ít khi bị mục hay cong vênh.
>>>> Xem thêm: Gỗ muồng thuộc nhóm mấy?
Gỗ mun có mấy loại? Đặc điểm của từng loại.
Gỗ mun sừng
Giống như tên gọi của mình loại gỗ này rất chắc chắn, khi cắt ngang gỗ sẽ thấy phần vân màu xanh đen hoặc màu tro. Nếu để thêm một thời gian vân gỗ biến sang màu đen bóng thì phần sừng và tâm gỗ sẽ bị mất đi. Mun sừng là loại gỗ nặng nhất trong các loại gỗ mun. Nếu như so sánh thì có thể ngang với gỗ trắc. Mun sừng rất cứng chắc để có thể gia công. Tạo thành các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ hay sửa chữa nội thất như tủ bếp, tủ quần áo,… thì tay nghề của thợ cần phải rất cao. Loại gỗ này trồng ở những khu vực càng kém màu mỡ thì sẽ càng cho gỗ đẹp.
Gỗ mun hoa
Cũng là một loại gỗ có độ cứng cao, hơn thế nữa giá trị thành phẩm của nó cũng vô cùng tốt. Là đặc sản đến từ núi rừng Tây Nguyên. Gỗ mun hoa gần như đã không còn xuất hiện thường xuyên. Do vậy những sản phẩm từ gỗ mun hoa trên thị trường gần như không phải là những sản phẩm mới từ gỗ mun Việt Nam. Chính vì vẻ đẹp độc đáo mà người ta tiến hành khai thác bừa bãi dẫn đến loại gỗ này gần như bị tuyệt chủng. Các sản phẩm mỹ nghệ hiện tại đều sử dụng nguyên liệu nhập từ Lào hoặc Campuchia và tất nhiên chất lượng sẽ không được như gỗ của Việt Nam.
Gỗ mun đen
Loại gỗ này có một màu đen khá huyền bí, nó được rất nhiều người săn đón. Thế nhưng chất lượng của nó lại không tốt bằng hai loại gỗ tại trên. Trong điều kiện khí hậu thay đổi quá đột ngột thì có thể xuất hiện các lỗ chân chim trên sản phẩm.
Gỗ mun sọc
Loại gỗ này có phần vân màu vàng hoặc nâu. Sau một thời gian sử dụng thì phần vân gỗ này sẽ bị mất. Sẽ tạo thành sản phẩm có có màu đen trơn tuy nhiên. Nó lại không được đen bằng mun sừng hay mun hoa. Đây cũng là một loại gỗ sinh sống chủ yếu tại Tây Nguyên nhưng cũng đã gần như tuyệt chủng.
Mun da báo
Là một trong những loại gỗ sinh trưởng ở các vùng núi đá rừng sâu. Có sản lượng vô cùng ít. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là do các đường viền trên thân gỗ khá giống với da báo. Nó có độ bền cao, chịu lực ổn nên thường được ứng dụng trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
Gỗ mun Lào
Có nguồn gốc xuất xứ từ Lào. Các đường vân trên trên gỗ tạo cảm giác rất đặc biệt, lạ mắt. Nhưng những ai yêu thích sự tự nhiên và độc đáo mới lạ thì sẽ rất thích loại gỗ này.
Gỗ mun đuôi công
Có nguồn gốc từ Nam Phi, gỗ mun đuôi công phổ biến hơn các loại gỗ kể trên. Ghế gỗ mun đuôi công có khá nhiều vân, thường lan ra đều đặn tạo nên sự hài hòa. Bởi vì không quá quý hiếm nên loại gỗ này thường được ứng dụng để sản xuất đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ, các vật phẩm trang trí mỹ nghệ.
Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm, mỗi loại gỗ mun đều có vẻ đẹp riêng. Hiện tại có một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do hành động chặt phá rừng bừa bãi. Nếu như trong tương lai những loại gỗ đó bị tuyệt chủng thì giá thành của các sản phẩm làm từ nguyên liệu đó sẽ tăng rất cao. Do vậy để cân bằng, biện pháp hữu hiệu nhất chính là bảo vệ các cá thể gỗ có nguy cơ tuyệt chủng khỏi lâm tặc.